‘Hành trình’ ly kỳ của bộ não Einstein sau khi ông qua đời

Nơi lưu giữ não của một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại - Albert Einstein khiến nhiều người bất ngờ.

Sau khi Einstein qua đời vào năm 1955, não của Albert Einstein đã bị lấy ra, cắt thành 240 mảnh và phân phát dần dần cho các nhà khoa học trên khắp thế giới. Nhưng bộ não của Einstein bây giờ ở đâu?

Sau khi ông qua đời vào năm 1955, não của Albert Einstein đã bị loại bỏ trái với mong muốn của ông và phân phát thành nhiều mảnh cho các nhà khoa học trên khắp thế giới. 

Vào ngày 18/4/1955, Albert Einstein qua đời vì chứng phình động mạch bụng ở tuổi 76, tại Trung tâm Y tế Đại học Princeton ở Plainsboro, New Jersey.

Theo nguyện vọng của ông, hài cốt của nhà vật lý huyền thoại đã được hỏa táng và tro cốt được rải tại một địa điểm không được tiết lộ. Tuy nhiên, bộ não của ông không được “xử lý” theo ý muốn.

Ngay sau khi Einstein qua đời, người giám sát cuộc khám nghiệm tử thi của nhà vật lý quá cố - một nhà nghiên cứu bệnh học của bệnh viện Princeton tên là Thomas Stoltz Harvey đã lấy não của Einstein ra khỏi cơ thể, cắt nó thành 240 khối và giữ hầu hết các mảnh được bảo quản cho cá nhân mình trong hơn 40 năm.

Sau đó, 170 khối trong số đó đã được trả lại cho Trung tâm Y tế Đại học Princeton, 46 lát mô não mỏng như sợi tóc khác của Einstein đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử y học Mütter ở Philadelphia. Nhiều mảnh khác vẫn còn thiếu.

Làm thế nào mà nhiều mảnh của bộ não được cho là nổi tiếng nhất trong lịch sử lại có thể bị mất tích như vậy? Câu trả lời bắt nguồn từ niềm tin của Harvey và những người khác rằng có một điều gì đó đặc biệt về thể chất trong bộ não của Einstein, và phân tích khoa học đúng đắn về bộ não có thể giải thích về tài năng của ông.

Thomas Stoltz Harvey cầm chiếc lọ chứa một mảnh não của Albert Einstein vào năm 1994. Harvey đã giám sát cuộc khám nghiệm tử thi của Einstein vào năm 1955 và giữ phần lớn bộ não của nhà vật lý này thuộc sở hữu cá nhân trong hơn 40 năm.  

Sau khi loại bỏ và cắt khối bộ não của Einstein vào năm 1955, Harvey đã ra lệnh cắt một số khối thành 12 bộ gồm 200 lát mô siêu mỏng, mỗi lát cắt không quá một nửa chiều rộng của sợi tóc người. Harvey cũng chụp ảnh bộ não hoàn chỉnh từ nhiều góc độ khác nhau trước khi mổ xẻ.

Không có sự cho phép của gia đình Einstein, nhưng Harvey đã gắn những lát cắt não đó lên các phiến kính và phân phát chúng cho một số nhà nghiên cứu chưa xác định - những người mà Harvey ông hy vọng có thể khám phá ra những bí mật ẩn giấu của bộ não của Einstein.

Harvey đã đích thân mang nhiều mẫu này đi khắp Mỹ và một số vùng của Canada, trong khi giữ phần lớn bộ não còn lại của Einstein trong một chiếc lọ cất trong hộp các tông trong ô tô của ông.

Mặc dù tiếp tục chia sẻ các mẫu vật với các nhà nghiên cứu quan tâm, Harvey vẫn giữ phần lớn bộ não của Einstein cho đến năm 1998, khi cuối cùng ông trả lại phần còn lại cho Trung tâm Y tế Đại học Princeton - 43 năm sau khi lấy nó ra khỏi đầu Einstein. Ngày nay, các nhà khoa học chỉ được phép xem xét bộ não của thiên tài nếu họ cung cấp cho Trung tâm Y tế một đề nghị thuyết phục.

Liệu nỗ lực của Harvey nhằm làm sáng tỏ những bí mật trong bộ não của Einstein có ích lợi gì không? Câu trả lời là có một chút. Một số nghiên cứu đã được công bố về các bức ảnh và mẫu mà Harvey đã phân phát, với nghiên cứu đầu tiên xuất hiện vào năm 1985.

Những nghiên cứu này đã tìm thấy những khác biệt nhỏ trong cấu trúc não của Einstein so với các nhóm đối chứng của bộ não không phải thiên tài, bao gồm cả một  rãnh phụ ở thùy trán của Einstein - phần não liên quan đến trí nhớ làm việc và lập kế hoạch và tập trung nhiều tế bào thần kinh hơn ở một số khu vực nhất định, có thể cho phép xử lý thông tin nhanh hơn.

Kể từ đó, nhiều nhà nghiên cứu mà Harvey cung cấp các lát cắt não đã trả lại chúng. Tuy nhiên, một phần mà Harvey gửi đi chưa bao giờ trở lại.

Điều này phần nào làm phức tạp thêm câu hỏi “bộ não của Einstein ở đâu?”. Trong khi phần lớn các mảnh bị mổ xẻ của nó vẫn còn ở Princeton, nơi nhà vật lý thiên tài qua đời, thì vô số mẫu mô đã biến mất. 

Hạ Thảo (lược dịch)

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !