Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Quốc hội vừa nghe tờ trình và thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một trong những vấn đề được nhiều người dân và đại biểu quan tâm là quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Nhậu hôm trước, hôm sau vẫn nơm nớp lo "dính" nồng độ cồn

Anh Nguyễn Chiến Thắng (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ quan điểm ủng hộ việc xử lý nghiêm với những trường hợp vừa nhậu tưng bừng, mặt đỏ gay gắt mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Theo anh Chiến, trong cuộc sống thi thoảng không ít người vẫn nhậu vào buổi tối, khi đó, họ đã ý thức không điều khiển xe, di chuyển bằng xe dịch vụ. Tuy nhiên, đến sáng hôm sau họ vẫn nơm nớp nỗi lo điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn.

Anh N.T.H. (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, vào tháng 8/2023 đã bị lập biên bản vi phạm nồng độ cồn với mức 0,036 mg/L khí thở. Anh H. thừa nhận, mình có uống nửa cốc bia từ trưa, đến 20h tối bị kiểm tra thì phát hiện vi phạm.

W-kiem-tra-nong-do-con-1-copy-1.jpg
Lực lượng CSGT Hà Nội kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tại đường Tố Hữu

"Bản thân tôi nhận thấy mình vẫn tỉnh táo, không có dấu hiệu gì là say xỉn hay mất tập trung. Luật đã ban hành thì việc xử phạt của lực lượng chức năng là đúng. Tuy nhiên, cánh tài xế chúng tôi nhiều lúc cũng trò chuyện và thật sự mong muốn có một ngưỡng vi phạm như trước đây là 0,25 mg/L khí thở để tránh trường hợp uống rượu từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn vi phạm, hoặc uống buổi trưa đến tối khuya kiểm tra vẫn bị phạt", anh N.T.H. nói.

Thực tế trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, cũng có những tài xế khi vi phạm nồng độ cồn đã bộc bạch lý do rất trớ trêu. 

Cụ thể, ngày 20/10, Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) dừng kiểm tra ô tô mang BKS 20A- 492.XX do một nữ tài xế điều khiển. Qua kiểm tra, nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,045 mg/L khí thở.

Người này tỏ ra bất ngờ về việc vi phạm, đồng thời chia sẻ chỉ uống một cốc bia hoa quả (có nồng độ cồn thấp) từ trưa, đến 21h cùng ngày mới dám lái xe, nhưng khi kiểm tra vẫn vi phạm. 

Nữ tài xế bày tỏ: "Tôi đã nghỉ ngơi từ trưa đến tối mới lái xe nhưng không ngờ vẫn có nồng độ cồn. Nếu thiếu tỉnh táo thì không ai điều khiển xe chở theo con mình".

Nên nghiên cứu tỷ lệ vi phạm nhất định với nồng độ cồn?

Trong thảo luận tại tổ về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đề cập đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, một số đại biểu bày tỏ băn khoăn.

Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương), việc cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là không thực tế.

Đại biểu đoàn Bình Dương nêu, nhiều người tối hôm trước liên hoan, sáng hôm sau đo vẫn còn nồng độ cồn. Trong khi đó họ vẫn tỉnh táo để bảo đảm đi làm bình thường.

385533363-6687910544597068-7714201272480731722-n-1-1.jpg
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương)

Cùng vấn đề trên, đại biểu Phạm Như Hiệp (đoàn Thừa Thiên - Huế) cho rằng, nếu cấm ngặt như vậy thì người điều khiển xe thô sơ cũng vi phạm và bị xử lý. Do vậy, theo ông, "nếu uống một chút rượu" mà đi xe đạp cũng bị phạt thì quá trình triển khai luật sẽ phức tạp.

Ngoài ra, theo đại biểu, việc cấm người uống rượu tham gia giao thông ngay thì đã rõ. Nhưng thực tế, việc người dân uống rượu từ buổi tối hôm trước mà sáng hôm sau đi làm, trong máu vẫn còn nồng độ cồn, nếu phạt cái này rất băn khoăn. Do vậy, đại biểu Phạm Như Hiệp đề nghị nên quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn ở mức nào thì bị phạt.

Đại biểu Phạm Đức Ấn (đoàn Hà Nội) đề xuất nghiên cứu một tỷ lệ nhất định để giới hạn nồng độ cồn cho phép trong khí thở và trong máu, không nhất thiết cứ có nồng độ cồn là bị xử phạt.

"Luật của các nước trên thế giới về cơ bản họ đều có tỷ lệ nhất định nào đó, ta cũng nên nghiên cứu", ông Ấn nói.

Theo đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên), việc quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là cần thiết nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo luật cần nghiên cứu mức nồng độ cồn phù hợp với từng loại phương tiện để đảm bảo tính khả thi.

W-kiem-tra-nong-do-con-2010-1.jpg
Đội CSGT đường bộ số 6 kiểm tra vi phạm nồng độ cồn trên phố Miếu Đầm (Hà Nội)

Nêu quan điểm khác, đại biểu Vũ Xuân Hùng (đoàn Thanh Hóa) đồng tình với quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Đại biểu cho biết, qua khảo sát của 177 nước trên thế giới về quy định phòng chống tác hại rượu bia có 25 nước quy định bằng nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở bằng 0.

“Như vậy, cứ uống rượu bia vào, có nồng độ cồn trong hơi thở là vi phạm. Các nước còn lại có những quy định khác nhau về các hành vi bị cấm với tỷ lệ nồng độ cồn trong máu và hơi thở khác nhau”, ông Hùng thông tin.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng - An ninh về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng cho biết đang có 2 luồng quan điểm khác nhau.

Về quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này.

Tuy nhiên, một số ý kiến nhất trí với quy định cấm tuyệt đối như dự thảo, vì cho rằng nội dung này đã được quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và thực tiễn thực hiện đã chứng minh tính hiệu quả.

Xúc động hình ảnh chiến sĩ cảnh sát cơ động tặng còi cho cháu bé bên đường

Chiến sĩ cảnh sát cơ động bất ngờ lấy chiếc còi trong túi áo, quàng vào cổ cháu bé đang đứng bên đường vẫy chào.

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

MC Tuấn Tú: Vợ đòi chia cát-sê phim của tôi

Diễn viên, MC Tuấn Tú chia sẻ, vợ anh là người hiểu chuyện, thúc đẩy chồng quay lại với niềm đam mê diễn xuất.

Hình ảnh xinh đẹp của BTV Thu Hà thời sự đang tác nghiệp ở Điện Biên

Có mặt tại Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, BTV Thu Hà coi đó là niềm vinh hạnh lớn. Cô gây ấn tượng khi mặc bộ trang phục truyền thống của dân tộc Thái.

MC Mai Ngọc 'sống tự tin, đẹp chủ động' sau khi chia tay chồng doanh nhân

MC Mai Ngọc luôn khiến công chúng ngưỡng mộ bởi sắc vóc gợi cảm và làn da trắng. Cô chia sẻ hiện tại chọn cách sống tự tin, đẹp chủ động.

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !